Phong cách kiến trúc, nội thất
Nội thất Nhật Bản – Tối giản, tinh tế và cân bằng với thiên nhiên
Nội thất Nhật Bản là phong cách nội thất ưu việt. Nó đang là xu hướng thiết kế nội thất được nhiều người Việt Nam lựa chọn. Nó khá khác biệt bởi sự tối giản, tinh tế và cân bằng với thiên nhiên. Đạt giá trị thẩm mỹ cao và mang tính khoa học.
I. Đặc trưng của phong cách thiết kế nội thất Nhật Bản
1. Nội thất Nhật Bản tối giản và tinh tế
– Các đường nét trong thiết kế nội thất Nhật Bản:
Phong cách nội thất Nhật Bản thường ít chi tiết, đơn giản và vuông vắn. Thoạt nhìn thì đơn giản nhưng chúng lại được thiết kế một cách tinh tế.
– Được nghiên cứu và đúc rút rất cẩn thận và tỉ mỉ:
Để đảm bảo sự tối giản đạt được sự tiện nghi. Các thành phần của nội thất Nhật Bản được nghiên cứu rất cẩn thận. Mọi thứ cần phải đạt được sự tinh tế cần thiết.
– Tối ưu hóa không gian nhỏ bé:
Các đồ nội thất không cần thiết sẽ bị loại bỏ. Các đồ vật cần phải có tính chất đa năng. Ưu tiên các đồ nội thất có chiều cao thấp.
Với chiều sâu trong cách tổ chức không gian mang tầm nghệ thuật. Các không gian nhỏ bé sẽ trở nên rộng rãi hơn.
2. Không gian sống xanh hòa quyện với thiên nhiên
– Các khung cửa sổ rộng lớn nhìn ra vườn hoặc ao:
Chúng không chỉ với mục đích đơn thuần là lấy sáng. Các khung cửa sổ thường được nhìn ra vườn hoặc ao. Khung cảnh cần thiết đem đến sự thư thái và an nhiên.
– Cây xanh trong nội thất Nhật Bản:
Với lối sống giản dị và gần gũi với thiên nhiên. Cây xanh với người Nhật Bản còn mang theo hơi thở của thiên nhiên. Chúng tạo nên sự cân bằng cần thiết giữa con người với vũ trụ.
Người Nhật Bản thường chọn các loại cây dễ sống và dễ chăm sóc. Trong điều kiện thời tiết khắc nghiệt thì chúng vẫn tồn tại. Do vậy các loại cây như Bon sai hay tre trúc thường được ưu tiên trồng. Ngoài ra còn phải kể đến các loại cây cũng khá phổ biến như cọ hay phong lan…
Một không gian xanh đặc trưng của ngôi nhà do các KTS Nhật Bản thiết kế:
3. Chất liệu thiên nhiên trong nội thất Nhật Bản
– Sử dụng các chất liệu tự nhiên:
Các chất liệu tự nhiên được sử dụng phổ biến như gỗ, tre, mây, tuyết tùng, cói… Các sản phẩm thủ công luôn mang đến sự độc đáo và một không gian sống thân thiện.
Các loại gỗ cứng thường được sử dụng như cam xe, gỗ sồi, xoan đào, óc chó… Ngày nay các loại gỗ này bị hạn chế khai thác nên gỗ thông cũng được dùng thay thế.
– Vẻ đẹp mộc mạc:
Các chất liệu từ tự nhiên luôn mang theo sự mộc mạc và gần gũi. Cùng với đó là một vẻ đẹp mang tính thẩm mỹ cao. Như giấy Shoji truyền thống với các sợi thô rất được yêu thích.
4. Màu sắc trong không gian nội thất Nhật Bản
Do chất liệu nội thất chủ yếu đến từ thiên nhiên. Nên màu sắc từ chất liệu chính cũng làm màu chủ đạo cho không gian nội thất Nhật Bản.
Các màu cơ bản như: nâu (đậm-nhạt) từ gỗ, vàng nhạt từ cói, xanh của cây, vàng kem từ giấy Shoji…
II. Đồ nội thất Nhật Bản gồm những gì?
Các thành phần tạo nên không gian nội thất Nhật Bản đều rất tinh tế và độc đáo. Chúng đều mang đậm nét văn hóa và tính cách của con người nơi đây.
1. Vách ngăn Shoji
Với mục đích chính là để phân chia không gian. Chúng được thiết kế để mang đến sự ấm cúng, tao nhã, gần gũi với thiên nhiên. Và chúng cũng phải đơn giản và tiện lợi.
Cấu tạo chính của chúng là khung gỗ và giấy Shoji truyền thống. Loại giấy này rất dai và bền. Ngày nay nhiều người chấp nhận sử dụng gỗ công nghiệp bởi chúng có giá thành rẻ hơn.
2. Cửa trượt kiểu Nhật Shoji
Cửa trượt Shoji gồm 3 thành phần chính
– Khung gỗ:
Thường được làm từ gỗ Hinoki, gỗ sồi, gỗ tần bì và gỗ thông. Chúng thường được sơn phủ theo cách giữ lại vân gỗ.
– Giấy Shoji:
Khi có ánh sáng xuyên qua, ta nhìn thấy rõ sơ và thớ giấy trông rất đẹp.
– Hệ thống ray:
Sử dụng cơ cấu treo và trượt phía trên, dẫn hướng bằng ray ở phía dưới. Vì thế chúng trượt rất nhẹ và êm và đi đúng hướng.
3. Vách ngăn di động (Bình phong Shoji)
Chúng vừa có tác dụng phân chia không gian tạm thời. Vừa có tính trang trí, nơi thường có các bức tranh vẽ tay. Thường là nơi chủ nhân gửi gắm tâm hồn và tính cách. Đây cũng là nét văn hóa truyền thống độc đáo của con người xứ sở mặt trời mọc.
4. Chiếu Tatami
– Nguồn gốc tên gọi
Là loại chiếu có thể xếp hoặc gấp lại được. Gồm có 3 phần chính: Lớp bọc chiếu, viền chiếu và đệm lõi chiếu.
– Cấu tạo của chiếu Tatami truyền thống
Bộ phận | Tính chất |
Lớp bọc chiếu | Được đan bằng cói hoặc cỏ bấc đèn. Tuổi thọ bình quân khoảng 4 năm |
Viền chiếu | Chúng thường được làm từ các sợi tơ tự nhiên. Rất mềm và mát. Chúng còn được nhuộm màu sắc hoặc dệt theo hoa văn truyền thống. |
Lớp đệm lõi | Được ép chặt bằng rơm khô |
Kích thước tiêu chuẩn | 91* 182*5,5cm |
– Ưu nhược điểm của chiếu Tatami truyền thống:
Chúng rất êm, mát vào mùa hè và ấm vào mùa đông. Tuy nhiên lớp bọc chiếu nhanh bị hỏng và phải thay thế sau 3-5 năm.
Lớp đệm lõi là nơi phù hợp để các loại côn trùng nhỏ sinh sống. Chúng gây khó chịu cho con người khi để lại mùi hôi và còn bò lên người.
– Cải tiến kỹ thuật:
Ngày nay, phần bề mặt và viền chiếu thì gần như vẫn giữ nguyên. Nhưng phần lõi của chiếu Tatami đã được thay thế bằng nhựa Styro hoặc các sợi Polyme nên nhẹ và sạch sẽ hơn.
5. Sàn nâng BanKyo (sàn thông minh, sàn nâng kỹ thuật Nhật Bản)
– Sàn nâng BanKyo là gì?
Là loại sàn tạo ra một khoảng không giữa sàn nhà và các tấm sàn bằng hệ thống chân đế. Chúng cũng có thể được làm bởi hệ khung kim loại có thể nâng cao thấp bằng chên đế.
Các tấm sàn nâng có sẵn kích thước 600*600mm thường được sử dụng làm sàn văn phòng.
– Ưu điểm của sàn nâng BanKyo
- Giá trị thẩm mỹ cao: Các hệ thống kỹ thuật được che dấu. Thậm chí đặt hệ thống điều hòa dưới sàn rất hiệu quả về công năng.
- Đi lại rất êm, không khí thông thoáng, hạn chế nấm mốc. Tác dụng tốt với sức khỏe người ở trong ngôi nhà.
Nhược điểm: Nhược điểm chính của sàn nâng Bankyo là vấn đề chi phí cao.
- An toàn khi xảy ra rò điện. Hạn chế tình trạng bị điện giật trong ngôi nhà
6. Giấy dán tường Nhật Bản
– Tổng quan:
Các loại giấy dán tường xuất xứ Nhật Bản là dòng sản phẩm cao cấp. Được đánh giá cao nhất trên mọi đặc tính kỹ thuật và thẩm mỹ.
– Ưu nhược điểm của giấy dán tường Nhật Bản:
- Tính thẩm mỹ rất cao. Mẫu mã, màu sắc thiên nhiên rất sống động và đa dạng
- Bám dính tốt, không bong tróc, thi công nhanh chóng
- Kháng khuẩn, chống nấm mốc, cường hóa ion có lợi cho sức khỏe
- Chống cháy lan, cách âm cách nhiệt tốt, tuổi thọ trên 10 năm
Các loại giấy gián tường cao cấp của Nhật Bản có thể kể đến như: Sangetsu, EB Cross, Sincol…
Nhược điểm chính của nó là không chịu được ẩm ướt kéo dài.
– Khả năng áp dụng:
Giấy dán tường Nhật Bản có tính ứng dụng rất cao. Chúng phù hợp với hầu hết các loại không gian nội thất với phong cách khác nhau. Từ nhà ở đến văn phòng hay phòng trưng bày. Từ hiện đại đến cổ điển. Từ biệt thự đến nhà phố, chung cư hay văn phòng.
7. Đèn lồng Nhật (Shoji Decor Handmade)
Đây là loại đèn được làm thủ công từ những chất liệu thiên nhiên. Mỗi không gian khác nhau trong ngôi nhà được décor theo cách khác nhau. Gồm có đèn gắn trần, đèn treo, đèn gắn tường…
Chất liệu để làm ra chúng thường từ gỗ sồi và giấy Shoji
Đèn Shoji đem đến cho người ta sự an nhiên, ấm cúng, hòa hợp cùng thiên nhiên. Những nét văn hóa cốt lõi nơi những con người đất nước này.
8. Thảm trải sàn Toli
Thảm Toli là loại thảm tấm cao cấp. Chuyên dùng cho các khách sạn, nhà hàng, văn phòng, … Tạo nên sự sang trọng và lịch sự.
Ngoài thảm trải sàn. Toli còn có các sản phẩm nổi tiếng khác như tấm phủ tường, rèm… Với trên 100 năm trong nghành sản xuất đồ nội thất (1919). Các sản phẩm của Toli đã được khẳng định tại xứ sở mặt trời mọc.
III. Mua đồ nội thất Nhật Bản ở đâu?
1. Đồ nội thất Nhật Bản đóng sẵn
Với nét đặc trưng là sự tinh tế trong thiết kế không gian nội thất. Các sản phẩm của nội thất Nhật Bản thường được đóng theo thiết kế riêng. Nên cơ bản không có nhiều sản phẩm đóng sẵn.
Tuy nhiên có một số thành phần rời như: Giấy Shoji, chiếu Tatami, thảm Toli, giấy dán tường, đèn lồng Nhật, bàn trà Nhật. Các sản phẩm này hiện luôn có sẵn tại kho của chúng tôi. (D04 L19 Khu An Phú Shopvilla – Khu Đô thị An Hưng Hà Đông – HN).
2. Công ty đóng đồ nội thất Nhật Bản tại Hà Nội
Với sự phát triển kinh tế và hội nhập quốc tế. Hà Nội đã dần trở thành một đô thị rất phát triển. Cùng với đó, các công ty nội thất có thể tìm thấy ở bất cứ đâu. Trong số đó có nhiều đơn vị có kỹ thuật và kinh nghiệm tốt. Nhưng cũng không ít khách hàng phải phiền lòng sau khi sản phẩm nội thất hoàn thiện.
GreatHome tự tin là một đơn vị có kinh nghiệm trong thiết kế và thi công nội thất Nhật Bản. Được nhiều khách hàng người Nhật Bản biết và tìm đến với sự tin tưởng. Với phương trâm “Hữu xạ tự nhiên hương”. Chúng tôi cam kết luôn đặt sự hài lòng của khách hàng lên trên hết.
IV. Công ty thiết kế nội thất Nhật Bản tại Hà Nội
1. Nhu cầu, xu hướng thiết kế nội thất Nhật Bản tại Hà Nội
Bởi sự tinh tế tối giản của phong cách nội thất Nhật Bản. Mà ngày nay đang có một xu hướng thiết kế nội thất, đặc biệt tại Hà Nội. Cũng bởi một lý do hiện nay khá nhiều người Nhật Bản đang sống và làm việc tại Hà Nội. Họ luôn mang theo, gìn giữ và giới thiệu với chúng ta về văn hóa của họ.
Đã từ lâu, chúng ta luôn nể phục nét văn hóa và tinh thần người Nhật. Điều này không hề cảm tính hay kiểu trào lưu nhất thời. Mà đến bởi chiều sâu những giá trị của họ. Rất khác với những gì chúng ta thấy nơi những người Á đông khác như Hàn Quốc hay Trung Quốc…
2. Dịch vụ thiết kế nội thất Nhật Bản tại Hà Nội
Với mỗi không gian nội thất. Nhà thiết kế cần có sự am hiểu sâu sắc về mục đích sử dụng. Cùng với đó là các giá trị về văn hóa và bản sắc của chủ nhân nó. GreatHome thấu hiểu được điều này và đã tự trang bị cho mình những điều cốt lõi nhất.
2.1. Thiết kế nội thất chung cư phong cách Nhật
– Thiết kế Nội thất phòng khách kiểu Nhật
Là không gian hướng ngoại. Phòng khách luôn là nơi để người khách có thể hiểu được tính cách của gia chủ. Chúng được thiết kế không gian mở để trở nên rộng lớn hơn. Các vách ngăn di động (bình phong Shoji) hay cửa trượt sẽ được sử dụng khi cần sự riêng tư.
Khu vực bàn trà là điểm nhấn chính của phòng khách. Không gian luôn có sự riêng tư tối đa. Nơi luôn có khung cửa sổ rộng với không khí thiên nhiên và khung cảnh thư thái.
Vẫn với các đường nét vuông vắn và tinh tế. Vẫn với sự gọn gàng và tối giản. Với các chất liệu chủ đạo từ thiên nhiên. Màu sắc đến từ sự thô mộc của các loại chất liệu từ thiên nhiên. Ngoài ra thì cây xanh cũng thường xuất hiện tại nhiều vị trí của phòng khách.
Ngay lối cửa vào luôn được đặt một kệ để giày bằng gỗ với ánh sáng tự nhiên.
– Thiết kế nội thất phòng ngủ kiểu Nhật
Phòng ngủ là nơi nghỉ ngơi để lấy lại sự cân bằng cần thiết. Đặc biệt với người Nhật Bản luôn đề cao sự cân bằng giữa con người với thiên nhiên. Phong cách thiết kế thường được sử dụng là “Zen”. Hướng đến sự tĩnh lặng và cân bằng.
Với người Nhật, không gian phòng ngủ lại càng phải tối giản. Đảm bảo phải thoáng, luôn có không khí tự nhiên. Ưu tiên hướng có ánh nắng lúc mặt trời mọc.
Điểm nhấn chính của phòng ngủ luôn là chiếc “giường ngủ”. Giường ngủ thường được sử dụng là giường bệt hoặc giường chân thấp. Với những người thích sự đơn giản tối đa. Thì gầm giường sẽ được thiết kế các hộc ngăn kéo lớn. Thay thế cho những chiếc tủ hay kệ.
Giường ngủ truyền thống là “RakuTatami”. Với khung viền gỗ và chiếu Tatami được đặt ở giữa. Những người lớn tuổi ở Nhật Bản ngày nay vẫn yêu thích loại này. Tuy nhiên có nhiều người trẻ sẽ chọn các tấm đệm để thay thế chiếu Tatami
– Nội thất phòng tắm kiểu Nhật
Người Nhật vốn có truyền thống tắm nước nóng với thảo mộc. Ngày nay các loại tinh dầu thực vật được thay thế bởi sự tiện lợi của nó. Chúng ta đều biết cách tắm này rất tốt cho sức khỏe.
Vì vậy, phòng tắm của người Nhật thường phải có bồn tắm và nước nóng. Không chỉ là tắm cho sạch mà đây còn là lúc để thư giãn. Là lúc cơ thể cần được massage và chăm sóc
2.2. Thiết kế nội thất biệt thự phong cách Nhật
– Thiết kế nội thất biệt thự Nhật Bản phong cách hiện đại
Cũng được thiết kế theo hướng tối giản. Không gian mở và đậm nét văn hóa Nhật Bản. Tuy nhiên trong phong cách hiện đại. Những gam màu tươi sáng cùng các chất liệu hiện đại được áp dụng. Cùng với đó là các thiết bị và đồ nội thất đóng sẵn gọn gàng.
Ở phong cách hiện đại. Vách Shoji, cửa trượt Shoji, Bình phong Shoji… gần như không còn được sử dụng.
Những nét cơ bản được giữ lại như: Bàn trà bệt, cửa sổ rộng với góc view đẹp. Giường bệt và phòng ngủ đón mặt trời mọc, nhà vệ sinh rộng có bồn tắm. Sử dụng tối đa ánh sáng tự nhiên, có nhiều cây xanh.
– Thiết kế nội thất biệt thự Nhật Bản phong cách truyền thống
Kiến trúc cơ bản là các mái ngói dốc với độ dốc lớn, màu xám. Không gian mở hòa hợp với thiên nhiên. Cùng với đó là khung cảnh sân vườn hay ao cá.
Nội thất có xu hướng giữ trọn các giá trị văn hóa truyền thống. Các chất liệu tự nhiên đặc trưng. Gam màu chủ đạo là gỗ, tre nứa, cói, giấy truyền thống Shoji…
2.3. Thiết kế nội thất văn phòng phong cách Nhật Bản
Cũng với các tiêu chí “Tối giản – Tinh tế – Tiện nghi”. Các văn phòng làm việc của người Nhật luôn có vẻ rộng rãi và gọn gàng. Ánh sáng tự nhiên luôn được tận dụng tối đa. Không khí thoáng đãng và lưu thông tốt.
Màu sắc là các gam màu sáng. Chúng cũng làm cho văn phòng trở nên rộng rãi hơn. Ngoài ra chúng cũng tạo ra môi trường làm việc nhiều năng lượng hơn.
Được thiết kế không gian mở. Hạn chế tối đa các vách ngăn, đặc biệt vách ngăn cao tới trần. Nếu cần thiết, chúng chỉ ở mức đủ để tạo không gian riêng cần thiết. Các vách ngăn di động cũng nhiều khi được áp dụng.
Các tủ kệ hồ sơ và tài liệu luôn được thiết kế tối ưu, rất khoa học và tiện lợi
2.4. Thiết kế nội thất nhà hàng phong cách Nhật Bản
Nội thất nhà hàng Nhật Bản cũng mang trong mình phong cách riêng biệt. Không gian nội thất cũng chứa đựng những giá trị văn hóa ẩm thực của người Nhật.
Vậy những đặc trưng của nội thất nhà hàng Nhật Bản là gì? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu một số nét đặc trưng đó nhé!
– Có đủ các không gian chức năng cần thiết
Không gian ẩm thực cần có khu vực dùng bữa chung và không gian riêng tư. Ngoài ra thì khu bếp và vệ sinh cũng cần được quan tâm đúng mức.
Không gian chung thường được thiết kế với bàn và ghế cao. Không gian riêng thường sử dụng bàn bệt trên sàn nâng Bankyo.
– Đảm bảo được sự riêng tư
Không gian riêng tư đặc biệt quan trọng. Tùy thuộc diện tích và đối tượng chính của nhà hàng mà chúng được thiết kế khác nhau.
Tổng thể nội thất vẫn là một không gian mở. Tuy nhiên không gian riêng có thể được tạo bởi các cánh cửa trượt, các bức bình phong hoặc rèm cuộn thả buông.
– Những chiếc đèn lồng Shoji
Đèn lồng Shoji được làm thủ công từ gỗ, mây hay tre nứa. Rất nhiều kiểu dáng và không thể thiếu giấy truyền thống Shoji. Chúng thường xuyên xuất hiện tại hầu hết các khu vực trong nhà hàng.
GreatHome Office:
CÔNG TY THIẾT KẾ KIẾN TRÚC VÀ NỘI THẤT
VPGD: D04 L19 Khu An Phú Shopvilla – Khu Đô thị An Hưng Hà Đông
Hotline: 035.363.4004 / 098.8277.083