Thiết kế nội thất biệt thự tân cổ điển

Nội thất biệt thự tân cổ điển làm nổi bật lên sự thành đạt, quý phái và sang trọng. Một không gian hoành tráng, đồ sộ và cầu kỳ là tiêu chí chung của phong cách này.

Phong cách nội thất này phù hợp với những người quyền lực, nhiều tiền, chịu chơi. Bởi nếu không được đầu tư xứng đáng thì sẽ thiếu đi sự sang trọng.

1. Sự ra đời của nội thất tân cổ điển

1.1. Hoàn cảnh và thời điểm ra đời

Sau “thời kỳ Trung cổ” (thế kỷ 5-15) chuyển sang “thời kỳ phục hưng” và đại khám phá. Đến thế kỷ 18, sự tích lũy tri thức dẫn đến cuộc “cách mạng công nghiệp lần thứ nhất”. Cùng với đó là mô hình xã hội “chiếm hữu nô lệ ra đời”

Giai cấp thống trị được sở hữu nhiều nô lệ, có nhiều tài sản nhưng chưa có quyền lực. Giới tư sản đòi tự do cá nhân, muốn khôi phục tinh hoa văn hóa Hy-La.

Và rồi đến giữa thế kỷ 18. Cùng với trào lưu phục hưng, phong cách kiến trúc và nội thất tân cổ cũng ra đời.

Như vậy, phong cách tân cổ là sự chắt lọc tinh hoa của thời đại Hy-La. Kết hợp với sự tiến bộ của cách mạng công nghiệp. Đáp ứng các nhu cầu của giới tư sản thượng lưu.

phòng khách biệt thự tân cổ

1.2. Văn hóa nghệ thuật Hy Lạp cổ và sự ảnh hưởng của nó

– Dấu ấn nền văn minh Hy Lạp cổ đại

Trong 2 thế kỷ (thế kỷ 7 đến thế kỷ 5 Trước công nguyên). Nghệ thuật Hy Lạp rất phát triển và đạt đến đỉnh cao. Đặc biệt nhảy vọt về “kiến trúc” và “điêu khắc”. Ngoài ra thì lĩnh vực “Thi ca” và những câu chuyện về “sự tranh chiến giữa các vị thần” cũng khẳng định tầm cao của tri thức Hy Lạp thời đó.

Các công trình kiến trúc được xây dựng chủ yếu là đền thờ. Nhà ở thì thường chỉ sơ sài. Bắt đầu với các công trình chủ yếu bằng gốm nên thiếu tính bền vững. Đến thế kỷ thứ 5 TCN thì chúng được thay thế bằng đá cẩm thạch.

– Một số công trình kiến trúc nổi bật của Hy Lạp cổ:

đền thờ athens

đền thờ athens (thờ thần Erechtheion)

đền thờ thần zeus

Đền thờ thần mặt trời (zeus)

đền thờ thần sắc đẹp Aphrodite

Đền thờ Aphrodite (thờ thần sắc đẹp)

2. Đặc trưng của nội thất tân cổ điển

2.1. Là sự kết hợp giữa khát vọng tự do và khẳng định cái tôi

Thể hiện những hoài vọng một thời hoàng kim của đế chế Hy Lạp và La mã. Hướng đến cái tôi cá nhân của tầng lớp tư sản thượng lưu.

Không gian nội thất lộng lẫy và hoành tráng vượt qua nhu cầu sử dụng

Phong cách này không ngừng thay đổi và phát triển. Để phù hợp hơn với nhiều hoàn cảnh và đối tượng. Giảm đi độ hào nhoáng và tăng tính thực tế là xu hướng chính.

Phong cách kiến trúc nội thất tân cổ điển ở Việt Nam ảnh hưởng nhiều bởi kiến trúc Pháp. Chính người Pháp đã đặt nền móng và có sự thay đổi phù hợp với điều kiện khí hậu cũng như vật liệu xây dựng tại Việt Nam. Các công trình cụ thể như: Nhà hát lớn Hà Nội, nhà khách chính phủ, phủ chủ tịch…

2.2. Sử dụng hoa văn và các thức cột phong cách Hy lạp và La mã

– Ba thức cột đặc trưng trong không gian kiến trúc và nội thất tân cổ điển

ba thức cột chính

  • Cột Doric: Tỷ lệ đường kính = 1/8 chiều cao cột

+ Đầu cột: Được loe to hơn thân cột. Gồm có mũ cột (là một tấm vuông) phía trên, phía dưới là mũ đỡ (cong vành khăn).

+ Thân cột: Gồm 20 rãnh chạy song song

+ Đế cột: Cột Doric không có đế, được đặt trên nền đỡ để chịu lực

  • Cột Lonic: Mềm mại và duyên dáng hơn cột Doric. Tỷ lệ đường kính =1/8-1/9 chiều cao

+ Đầu cột: Với họa tiết chìm, rất đặc trưng với phần cuốn xoắn ốc. Ban đầu phần cuốn nằm trên 1 mặt phẳng. Sau này chúng được điều chỉnh cong ra và xoắn 4 mặt.

+ Thân cột: Thông thường là 24 rãnh. Đôi khi là 48 rãnh sâu hơn cột Doric

+ Đế cột: Có bệ đỡ cột và được đặt trên đế.

  • Cột Corinthian: Đặc trưng bởi đường nét mảnh mai thanh thoát. Đường kính =1/10 chiều cao.

+ Đầu cột: Có nhiều họa tiết nhỏ kết lớp xòe ra thành từng lớp trên-giữa-dưới

+ Thân cột: Cũng giống như cột Lonic, có 24 rãnh

+ Đế cột: Có bệ đỡ và đế, nhưng thanh mảnh hơn cột Lonic

– Các hình tượng điêu khắc và hoa văn mỹ thuật

Sau Babylon, có thể nói Hy Lạp là đất nước đã khai sinh ra nền tri thức cho nhân loại. Bắt đầu với những câu chuyện trong sử thi. Rồi hình học, toán học, thiên văn học, mỹ thuật, nghệ thuật, kiến trúc, triết học…

Người Hy Lạp là những bậc thầy về tỷ lệ đẹp. Những hình tượng biểu trưng cho giá trị nghệ thuật. Sự kết hợp các biểu tượng với những hoa văn mỹ thuật trong các không gian kiến trúc.

hoa văn hy lạp cổ

đặc điểm nội thất tân cổ

Các biểu tượng và hoa văn chủ yếu mang tính tôn giáo. Cũng với đó là sự miêu tả những chiến công của những anh hùng thời đó.

3. Một số phong cách nội thất biệt thự tân cổ điển hiện nay

3.1. Phong cách nội thất biệt thự tân cổ thích nghi hiện đại

Là trường hợp các nhà thiết kế cân bằng tính phù hợp để dễ được chấp nhận hơn. Giảm tính hào nhoáng không cần thiết. Tập trung chắt lọc những tinh túy và tính khoa học kết hợp với giải pháp hiện đại.

nội thất phòng khách tân cổ

phòng khách tân cổ điển

Đây là phong cách phổ biến cho những ngôi biệt thự tân cổ quy mô vừa phải. Các đường nét hoa văn được chắt lọc và không sa đà. Chỉ sử dụng các hoa văn nhỏ mà tinh tế.

Sự phối trộn khéo léo cho phù hợp với các thiết bị và vật liệu hiện đại. Đáp ứng được sự đòi hỏi về công năng sử dụng tương đồng với thiết kế hiện đại.

Phong cách này dành cho những người yêu thích trường phái tân cổ. Nhưng cũng muốn sự giản dị, không quá hào nhoáng. Phần quan trọng nữa là kinh phí ở mức vừa phải, không quá tốn kém.

3.2. Phong cách nội thất biệt thự tân cổ điển hoành tráng

phòng khách tân cổ

Để áp dụng phong cách này, đòi hỏi quy mô biệt thự phải đủ lớn. Chiều cao không gian phòng khách tối thiểu 4m. Trần vòm với những bức họa mang nhiều giá trị nghệ thuật

Nơi trung tâm phòng khách là những bộ bàn ghế tân cổ “hoành tráng”. Không gian xung quanh cũng bổ trợ rất nhiều cho độ hoành tráng của nó.

+ Các bức tranh hoặc phù điêu phục hưng:

Các vị vua và tướng huyền thoại của Hy-La cổ đại: Alexander, Cesar, Titus, Antoni,…

Những trận đánh huyền thoại của lịch sử cổ hoặc cận đại: Napoleon, Constantine, Alexander và 4 vị tướng…

+ Các bức tượng vệ thần: poseidon, Athena, Apolo, Hermet…

+ Những vật dụng nổi bật của các vị vua cũng được sưu tập hoặc phục dựng.

Có thể chủ nhân không nghĩ đến. Nhưng không gian nội thất khiến gia chủ trở nên như 1 vị vua, 1 vị tướng quyền lực. Hoặc chí ít cũng là một nhà buôn giàu có và quyền lực.

4. Các không gian chính của nội thất biệt thự tân cổ điển

4.1. Nội thất phòng khách biệt thự tân cổ điển

nội thất phòng khách biệt thự tân cổ điển

Phòng khách luôn là nơi được gia chủ đầu tư nhất. Bởi đây là không gian đối ngoại, là nơi tiếp khách. Là nơi khách có thể đánh giá về gia thế của chủ nhà.

Nói đơn giản thì phòng khách là nơi gia chủ thể hiện mình. Tạo dựng hình ảnh mình trong mắt quan khách. Chính vì sự quan trọng này mà thiết kế nội thất phòng khách luôn đòi hỏi cao nhất.

Với những biệt thự có quy mô lớn. Hầu hết tầng 1 sẽ là không gian phòng khách. Phần còn lại sẽ là bếp và phòng ăn sẽ được thiết kế tách biệt. Không thiết kế không gian mở.

4.2. Nội thất phòng ngủ biệt thự tân cổ điển

nội thất phòng ngủ tân cổ điển

Phòng ngủ được thiết kế để có không gian ấm cúng. Các chất liệu như gỗ, vải được sử dụng nhiều. Như một từ “nhung lụa” mà chúng ta bắt gặp đâu đó trong các ca khúc trữ tình.

Nổi bật nhất trong phòng ngủ là chiếc giường tân cổ điển. Khung giường được làm từ gỗ tự nhiên với các hoa văn tân cổ. Cũng có thể được bọc da cao cấp để đem đến sự mềm mại.

Các đồ nội thất của phòng ngủ cơ bản như: Giường, tủ quần áo, bàn trang điểm, Đèn ngủ cây, Rèm lụa… Tất cả chúng đều mang dáng dấp của phong cách tân cổ điển.

5. Chất liệu trong nội thất biệt thự tân cổ điển

– Các chất liệu được sử dụng phổ biến như:

Chất liệu bóng cứng: Gỗ tự nhiên (hương, gõ,…), đá Cẩm Thạch, đá màu xuyên sáng, Vàng, Crom, pha lê…

Các chất liệu mềm như: da thú, nhung, lụa…

Các chất liệu thô: Các bức tranh quý, giấy dán tường, rèm cửa…

– Đặc trưng của chất liệu:

Đều thuộc hàng cao cấp, quý hiếm, đắt tiền

Được lựa chọn tỉ mỉ. Toát lên vẻ sang trọng, quý phái và quyền lực

6. Đồ nội thất tân cổ điển

Đồ nội thất có xu hướng hướng đến sự hoành tráng. Tiêu biểu trong số đó là bộ bàn ghế tân cổ điển hoành tráng. Đèn chùm nơi chính giữa rất nhiều chi tiết và hoành tráng.

Chúng nặng tính trang trí hơn là công năng sử dụng. Chứng tỏ sự dư giả vượt mức nhu cầu thông thường.

Chúng đều được thiết kế riêng để phù hợp với không gian nội thất tân cổ điển

Được làm rất tỉ mỉ. Sự chau chuốt từ khâu thiết kế đến thực tế. Không có chỗ cho sự sai sót hay qua loa.

7. Màu sắc, ánh sáng nội thất tân cổ điển

– Màu sắc của nội thất tân cổ điển

Ở nội thất tân cổ sử dụng nhiều các chất liệu tự nhiên cao cấp. Màu sắc của vật liệu được tôn trọng và làm nổi bật lên vẻ cao quý vốn có.

Màu sắc chính của không gian nội thất tân cổ điển là “Trắng” và “vàng kem”.

Màu nhấn có thể là nâu đỏ (gỗ), đen (đá Cẩm Thạch)

Bên cạnh đó, các hoa văn có thể được thiếp vàng. Màu của vàng thật luôn tạo nên được sự sang trọng và cao quý.

– Ánh sáng trong nội thất tân cổ

Ánh sáng phải làm nổi bật được giá trị nghệ thuật của không gian nội thất. Tính toán cẩn thận và cân bằng các nguồn sáng. Vị trí và cường độ sáng phải theo ý đồ thiết kế.

Xử lý ánh sáng tốt tạo điểm nhấn cho không gian nội thất. Tính chính-phụ và hướng sự chú ý theo ý đồ đã tính trước.

8. Có nên chọn thiết kế nội thất phong cách tân cổ điển?

Sức hút kỳ lạ:

Mặc dầu nhân loại đã bước vào kỷ nguyên công nghệ. Các thiết bị tiện nghi hiện đại cùng với sự phát triển của kiến trúc hiện đại. Thế nhưng khá nhiều người lại vẫn rất mê mẩn với phong cách nội thất tân cổ.

Điều này cũng có thể lý giải bởi quan niệm chung ở nước ta. Tâm lý của người thuộc tầng lớp trung lưu cơ bản là muốn khẳng định và thể hiện mình. Phong cách kiến trúc và nội thất tân cổ hoàn toàn phù hợp cho nhu cầu đó. Nó chứa đựng vẻ sang trọng, cao quý, giàu sang và quyền lực…

Quan điểm cá nhân:

Cách sử dụng đồng tiền khi giàu có:

+ Ở Việt Nam: Hầu hết đều muốn chứng minh sự giàu có, hay đẳng cấp hơn người của mình. Cũng không quen với các khái niệm tài chính bền vững. Do vậy những ngôi nhà được xây dựng không tiếc tiền bạc. Thậm chí có thể dành hết tài sản của mình cho việc đó.

+ Ở một số nước như Nhật, châu Âu…: Thường có xu hướng làm nhà đủ để sử dụng. Cũng là khi họ đã có rất nhiều tiền bạc. Phần lớn tài sản họ dành để đầu tư sinh lời. Sử dụng lợi nhuận sinh ra để đi du lịch, từ thiện, xem biểu diễn nghệ thuật… Họ cũng không muốn để lại cho con cái quá nhiều tài sản. Hay lãng phí những ngôi nhà được đầu tư hoành tráng mà không được sử dụng.

Để có thêm góc nhìn tổng quan. Mời Quý vị tham khảo thêm thiết kế nội thất phong cách hiện đại!


GreatHome

CÔNG TY THIẾT KẾ KIẾN TRÚC VÀ NỘI THẤT VÀ XÂY DỰNG

VPGD: D04 L19 Khu An Phú Shopvilla – Khu Đô thị An Hưng Hà Đông

Hotline: 035.363.4004 / 098.8277.083

Các dịch vụ khác